Trình độ Đăng Nhập Home
Xem hình
Tính thực tiễn của giáo dục
Cách đây 3 năm, khi mình đang loay hoay tìm định hướng cho việc học của con gái thì tình cờ đọc được một bài viết của một anh học tiến sĩ tại NZ về bài toán của con trai học lớp 7 tại Auckland. Bài toán đơn giản là yêu cầu con lên kế hoạch cho một chuyến du lịch dài ngày với ngân sách dự trù là 750NZD. Cậu bé lớp 7 phải tự tính toán để chia số tiền cho các khoản tàu xe, nơi ở, vé vào cửa, đồ ăn...
Nhìn chung nếu xét về tính học thuật, bài toán chẳng có gì khó vì sẽ chỉ là những phép tính căn bản như cộng, trừ, nhân và chia. Nhưng xét về tính thực tiễn, bài toán hoàn toàn dựa trên cơ sở thực tế và là một trong những việc cậu bé sẽ làm trong tương lai. So với bài toán đếm số lượng hình tam giác mà cô con gái mình làm 4 lần vẫn sai vì quên đếm hình bao quanh và làm cho bố tức điên vì dạy mãi không nổi thì bài toán của lớp 7 NZ quả là hấp dẫn hơn nhiều! Vì vậy mà mình lập tức bị cuốn hút và hào hứng tìm hiểu thêm về giáo dục New Zealand. Học nhiều làm gì nếu như học xong mà không biết bài học sau này sẽ dùng vào việc gì?
Đưa con sang NZ học và đồng thời bản thân mình cũng tham gia một khoá học về giáo dục, mình càng thấy tính thực tế trong những bài học ở mọi cấp. Ví dụ như ở trường mẫu giáo, tụi nhóc được quan sát tiêu bản cá, côn trùng... đóng trong bản nhựa trong suốt. Mới 4-5 tuổi các bạn bé đã cầm cưa, búa, đinh, súng bắn keo ... để cắt và xử lý các phiến gỗ trong khu carpentry của trường. Ở trường tiểu học, các hoạt động viết đều hướng tới tính sáng tạo và thực tế như viết một bản quảng cáo tour du lịch đến vùng đất mơ ước của em. Các hoạt động chơi đồng thời cũng là hoạt động học toán, như đóng vai người phục vụ và thu ngân trong quán ăn để nhận thực đơn lựa chọn của khách và tính tiền. Ở cấp 2 và cấp 3, các em được lựa chọn học làm bánh, nấu ăn, đan móc, nhiếp ảnh, chính trị, kế toán... bên cạnh các môn học thuật như toán, khoa học và văn học. Chính vì việc học gắn liền với thực tế nên tụi nhỏ luôn hứng thú và thích đến trường. Mình vẫn nhớ khi chuẩn bị cho một bài thuyết trình ở lớp, con gái mình hào hứng nói: “Mẹ biết không, bạn H. sẽ nói về việc vì sao không nên chuyển lên sống trên sao Hoả đấy. Ý tưởng độc đáo mẹ nhỉ? Bạn ấy bảo đã đọc 4-5 bài báo để lấy thông tin khoa học về sao Hoả trước khi chuẩn bị bài đấy.” Còn cô cháu gái hồi đó đang học lớp 11 thì nói: “Cháu đang tìm chủ đề cho bài tập nhiếp ảnh. Có thể cháu sẽ làm một bộ ảnh về người vô gia cư ở đây.” Bài học gắn liền với cuộc sống và cho các con nhiều cơ hội đưa thực tế vào lớp học hơn.
Trở lại vấn đề tính thực tiễn và tính học thuật của giáo dục, mình không phủ nhận rằng những kiến thức chuyên sâu, những “trường hợp đặc biệt”, những bài tập hóc búa và thách thức sự thông minh đều rất thú vị. Với thói quen của một học sinh chăm chỉ, mình đã từng rất hứng thú khi học được rằng động từ khuyết thiếu “shall” không chỉ dùng với “we/I” mà còn dùng với “you/he/she/it” khi biểu đạt những ý nghĩa đặc biệt. Với vai trò của một giáo viên lâu năm, mình cũng rất hiểu cảm giác khi bạn dạy mà học sinh dường như cái gì cũng biết rồi (vì đã học thêm quá nhiều nơi) và chỉ thích thú khi bạn chỉ ra những trường hợp “đặc biệt”, chỉ tỏ ra ngưỡng mộ khi bạn dường như là một giáo viên cực giỏi vì hiểu sâu biết rộng. Mình cũng hiểu cảm giác của một giáo viên khi một học sinh giỏi quay sang vẽ hoặc đọc truyện vì đã làm xong bài trước các bạn. Phải có gì đó cho tụi nhóc bận chứ! Vậy là phải có bài sao thôi, bài 1*, 2*, thậm chí 3-4* để thách thức, để các con phải cố gắng, để phụ huynh biết cô rất nỗ lực dạy giỏi. Nhưng thực tế là có bao nhiêu người trong chúng ta sau này còn dùng đến kiến thức từ những bài tập khó nhằn đó trong cuộc sống? Và bạn có biết không, khi cô con gái lớn của mình bỏ cuốn truyện dày cộp vào ba lô mang theo đi học, nó nói với mình rằng “Vì con đọc bài nhanh hơn các bạn nên thầy cho phép con làm bài xong rồi thì ngồi đọc sách. Đọc sách cũng là học mà, thầy con bảo thế!”

(Đính kèm là những hình ảnh mà mình đã chụp từ trường mẫu giáo và tiểu học ở NZ. Mấy gốc cây đầy đinh là do các con 4-5 tuổi ở trường mẫu giáo nơi mình thực tập dùng búa đóng vào. Bài toán về bạn Ong tìm hoa là mình chụp từ tường giảng đường của mình vì hôm đó dùng chung giảng đường với lớp đào tạo giáo viên dạy Toán. Tờ Customer order là hoạt động mẫu mà con gái mình thực hiện cho bố mẹ xem vào kì họp learner-led conference học kì 2 năm 2019. Chữ viết của cô bé lớp 2 không hề có sự uốn nắn hay rèn luyện ép buộc nào, dù còn nguệch ngoạc nhưng ko hề ảnh hưởng đến kết quả học của con. Còn 5 hình cuối là một trong những bài viết sáng tạo nhất của bé lớn nhà mình về vùng đất kì diệu trong tưởng tượng, có đặc điểm địa lý, hệ sinh vật, phong cách kiến trúc, ngôn ngữ, chữ viết và trang phục riêng, hoàn toàn do chính bé nhà mình tưởng tượng và viết ra. Đây là một trong những đề bài viết sáng tạo nhất mà thầy giáo lớp 6 của cháu đã giao.)



HÃY TẠO TÀI KHOẢN VÀ ĐĂNG NHẬP

Bài học sẽ chi tiết hơn, nhiều kỹ năng hơn và có nhiều hỗ trợ giúp bạn học hiệu quả và mau tiến bộ. Hãy ĐĂNG NHẬP vào hệ thống để truy cập mục quản lý việc học của bạn. Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy TẠO TÀI KHOẢN tại đây. Việc đăng ký và gia hạn tài khoản là hoàn toàn miễn phí. Trong thời gian tới, ngoài hệ thống bài không yêu cầu đăng nhập ra thì e4k.vn sẽ soạn một số bài dành riêng cho member và học viên đòi hòi bạn phải đang nhập mới có thể học được. Hãy tạo tài khoản sớm và bạn và trải nghiệm những lợi ích mà Website mang lại cho thành viên.
Sau khi tạo tài khoản, Website sẽ tự động gửi link kich hoạt tài khoản vào email của bạn. GMAIL và YAHOO có thể kiểm duyệt và chuyển thư gửi tự động sang mục SPAM, bạn check cả 2 mục này và kích hoạt tài khoản nhé. Khi bạn đăng nhập, Website sẽ giúp bạn lưu lại thông tin mỗi lần bạn làm bài, nhờ đó bạn có thể giám sát được quá trình học cũng như nhận được các lời khuyên liên quan giúp việc học của bạn hiệu quả hơn. Mình lấy ví dụ một hình minh họa khi mình code và chạy thử ở phía dưới. Bạn có thể tham khảo.
Cảm ơn các bạn đã ghé qua website và hi vọng bạn có thể cải thiện kỹ năng tiếng anh qua các bài học.


Home   |  Page   |  Group   |  About Us
English for Kids là một phần của ELT, được thực hiện bởi
cô Huyền, thầy Sơn 2 bạn BiBi và Susie.
Chi phí duy trì server được sponsored bởi nhapkhau.top
Nếu bạn có lòng hảo tâm ủng hộ hãy tùy tâm chuyển khoản chung tay duy trì server cùng chúng tôi. Thông tin: Ngân hàng Techcombank. Chủ tài khoản: Phạm Thanh Sơn.
Số TK: 11521416740013 .
Xin chân thành cảm tạ
!